1. Vậy nhà thông minh là gì?
Nhà thông minh (tiếng Anh: home automation, domotics, smart home hoặc Intellihome) là kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử có thể được điều khiển hoặc tự động hoá hoặc bán tự động. Thay thế con người trong thực hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển. Hệ thống điện tử này giao tiếp với người dùng thông qua bảng điện tử đặt trong nhà, ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng hoặc một giao diện web, trong tương lai gần sẽ là giọng nói và cử chỉ.
Nhà thông minh (tiếng Anh: home automation, domotics, smart home hoặc Intellihome) là kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử có thể được điều khiển hoặc tự động hoá hoặc bán tự động. Thay thế con người trong thực hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển. Hệ thống điện tử này giao tiếp với người dùng thông qua bảng điện tử đặt trong nhà, ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng hoặc một giao diện web, trong tương lai gần sẽ là giọng nói và cử chỉ.
Nhờ ứng dụng các công nghệ như hồng ngoại, điện thoại thông minh, IoT (vạn vật kết nối), công nghệ đám mây…Nhà thông minh có thể tự động giúp bạn làm những công việc trong nhà. Bạn cần phải phân biệt nhà thông minh khác hoàn toàn với nhà tự động hóa lấy ví dụ như sau:
– Tự bật tắt thiết bị điện theo lịch trình hoặc theo cảm biến thì mới chỉ dừng lại ở tự động hóa.
– Nhưng học hỏi thói quen, tương tác và giao tiếp được với người dùng thì bắt đầu thông minh, hệ thống nhà thông minh bây giờ có thể hiểu được bạn muốn gì đê gọi ý “ngữ cảnh” cho người dùng, có thể cảnh báo chính xác có người lạ qua camera, cảnh báo khi trẻ em hay người lớn tuổi bị vấn đề về sức khỏe, giao tiếp với bạn qua giọng nói….
2. Chi phí làm nhà thông minh (Smarthome)
Nếu như trước đây, Smart home chỉ là sản phẩm trên phim ảnh. Như nhà của Iron Man hay những ngôi nhà siêu cao cấp. Thì giờ đây bạn cũng có thể làm được như vậy nhưng với một chi phí rẻ hơn nhiều, thậm chí chưa tới 10 triệu đồng. Nhưng chức năng hiện đại không kém gì nhà Iron Man đâu.
Nếu như trước đây, Smart home chỉ là sản phẩm trên phim ảnh. Như nhà của Iron Man hay những ngôi nhà siêu cao cấp. Thì giờ đây bạn cũng có thể làm được như vậy nhưng với một chi phí rẻ hơn nhiều, thậm chí chưa tới 10 triệu đồng. Nhưng chức năng hiện đại không kém gì nhà Iron Man đâu.
Thật ngạc nhiên đúng không?
Vì hầu hết nó phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Nếu bạn muốn nhiều ngữ cảnh, chức năng hiện đại thì số sản phẩm và giá thành hiển nhiên cũng sẽ tăng theo. Với những người mới bắt đầu có thể sử dụng các sản phẩm đơn giản như: cảm biến chuyển động, công tắc thông minh, đèn thông minh, Loa thông minh… Khi đã quen rồi bạn có thể mở rộng ra thành một nhà thông minh đúng chất.
3. Chức năng của Smart home
Sử dụng công nghệ trong nhà, bạn có thể kiểm soát và xem những gì đang diễn ra trong nhà của mình. Ngay cả khi bạn không ở đó sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc đôi khi là máy tính. Chẳng hạn, nếu bạn có con nhỏ ở nhà, bạn có thể biết được mọi hoạt động của chúng.
Sử dụng công nghệ trong nhà, bạn có thể kiểm soát và xem những gì đang diễn ra trong nhà của mình. Ngay cả khi bạn không ở đó sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc đôi khi là máy tính. Chẳng hạn, nếu bạn có con nhỏ ở nhà, bạn có thể biết được mọi hoạt động của chúng.
Tiết kiệm năng lượng
Nhà thông minh giúp tiết kiệm năng lượng vì bây giờ không cần phải đốt tiền bằng cách quên tắt máy lạnh khi bạn đi làm. Hàng ngày trước khi đi ngủ bạn không cần lo lắng vì quên chưa tắt điện tầng 3, hay quên chưa tắt bình nước nóng khi tắm xong….
Đảm bảo an ninh cho toàn bộ căn nhà
Chức năng này rất hay kể cả với gói cơ bản từ 10 triệu đến 15 triệu đã có rồi, nhưng các hãng nhà thông minh lại ít đề cập đến (họ toàn nói cái cao siều gì không). Ví dụ như cứ sau 11h30 sẽ kích hoạt hết hệ thống chống trộm gồm cảm biến chuyển động, camera thông minh, cảm biến mở cửa… nếu phát hiện một chuyển động của con người ngay lập tức sẽ bật sáng toàn bộ đèn (hoạc một phần đèn tùy theo mình thích). Lập tức thông báo qua điện thoại ngay kể cả mất điện hay bị cắt internet. kẻ trộm sẽ bỏ chạy ngay, hoặc ít nhất nếu không có nhà có thẻ chủ động báo cho hàng xóm.
Nhà thông minh giúp tiết kiệm năng lượng vì bây giờ không cần phải đốt tiền bằng cách quên tắt máy lạnh khi bạn đi làm. Hàng ngày trước khi đi ngủ bạn không cần lo lắng vì quên chưa tắt điện tầng 3, hay quên chưa tắt bình nước nóng khi tắm xong….
Đảm bảo an ninh cho toàn bộ căn nhà
Chức năng này rất hay kể cả với gói cơ bản từ 10 triệu đến 15 triệu đã có rồi, nhưng các hãng nhà thông minh lại ít đề cập đến (họ toàn nói cái cao siều gì không). Ví dụ như cứ sau 11h30 sẽ kích hoạt hết hệ thống chống trộm gồm cảm biến chuyển động, camera thông minh, cảm biến mở cửa… nếu phát hiện một chuyển động của con người ngay lập tức sẽ bật sáng toàn bộ đèn (hoạc một phần đèn tùy theo mình thích). Lập tức thông báo qua điện thoại ngay kể cả mất điện hay bị cắt internet. kẻ trộm sẽ bỏ chạy ngay, hoặc ít nhất nếu không có nhà có thẻ chủ động báo cho hàng xóm.
Ngoài ra khi đi xa hoặc đi công tác vẫn setup cho nhà tự động bật tivi bật loa, đến giờ thì tắt, setup bật đèn phòng (nói chung là rất giống có người ở nhà, mình đi công tác 3 ngày thì mình lên 3 kịch bản khác nhau không lặp lại, kẻ trộm thấy thôi đã sợ rồi).
Bảo vệ sức khỏe
Đây cũng là chức năng hữu ích nhưng mấy ông bán nhà thông minh ít nhắc tới: Nhà của mình setup khi nhiệt độ phòng giảm xuống dưới 25 độ thì tắt quạt khi trên 27 độ thì bật quạt, điều hòa thì cứ đến 4h sáng tăng từ 26 độ lên 28 độ đến 5h30 sáng thì tắt luôn. Mình bị xoang nhưng thích nằm điều hòa, setup như thế sáng dạy không bị chảy nước mũi vì xoang nữa. (nếu bạn liên kết với thiết bị đeo thông minh thì có thể đặt điều kiện thân nhiệt bao nhiêu thì nhiệt độ điều hòa bao nhiêu). Thứ 2 là mình setup bình nước nóng bật khi mình vào tắm nó sẽ tự tắt đi đảm bảo an toàn, thậm trí nều nhà có người lớn bạn có thể kết nối các thiết bị đeo để cảnh báo sức khỏe hoặc giám sát trẻ em có ra khỏi nhà hoặc vấp ngã…
Điều khiển ngôi nhà thông minh bằng giọng nói (cái này hữu ích nhưng hiện tại tiếng Việt còn stupid lắm)
Nhà mình có dùng loa thông minh Google đang ăn cơm cụ thể là gặm xương, bận tay mình nói OK Google mở VTV3, OK Google cho to tiếng lên, nói chung thì tiện nhưng lúc cần làm màu thì nó lại không nghe thấy vì loa với mic của nó gần nhau qua.
Hay mình có thể nói nó mở một bài nhạc cụ thể và phát lên loa, hay hỏi nó bất kỳ điều gì như: tổng bí thư hiện tại là ai? dịch hộ từ này qua tiếng anh, hay giải một bài toán…
Chỉ với một thiết bị có trợ lý ảo bạn có thể điều khiển mọi thứ trong nhà của mình. Cho dù bạn ở bất cứ nơi đâu, dù đi công tác, du lịch nghỉ dưỡng,… Phổ biến nhất hiện nay đó là trợ lý ảo Siri, Google Assistant, Amazon Alexa.
Biến các thiết bị không thông minh thành thông minh
Chức năng này mình cũng dùng: mua thêm cục ổ cắm thông minh thì biến cái quạt thường có thể tự tắt mở, mua thêm bộ điều khiển hồng ngoại có thể biến cái điều hòa cổ lỗ sĩ thành điều hòa thông minh, mua thêm aptomat thông minh sẽ biến cái bình nước nóng của bạn dễ bảo hơn….
Ánh sáng thông minh cho toàn căn nhà (phụ thôi, mình thấy cái này chỉ làm cho đẹp)
Hệ thống ánh sáng thông minh luôn là đểm nhấn đặc biệt và phổ biến nhất khi dùng Smart Home. Ánh sáng thông minh sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống,
Hệ thống ánh sáng thông minh luôn là đểm nhấn đặc biệt và phổ biến nhất khi dùng Smart Home. Ánh sáng thông minh sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống,
Hệ thống rèm cửa tự động (cái này cũng phụ, dư tiền thì làm cũng được)
Hệ thống điều khiển rèm cửa, cửa sổ, cửa ra vào cũng luôn được tích hợp trong một ngôi nhà thông minh. Với hệ thống điều khiển này bạn chỉ cần ngồi tại chỗ mà vẫn có thể dễ dàng điều khiển hệ thống rèm rửa, cửa cuốn… thông qua một cái chạm tay. Đồng thời bạn cũng có thể thiết lập kịch bản cho rèm cửa như hạ xuống vào lúc 21h và mở lên vào lúc 6h sáng hôm sau. Hoặc điều khiển mở rèm bằng giọng nói với loa thông minh.
Hệ thống điều khiển rèm cửa, cửa sổ, cửa ra vào cũng luôn được tích hợp trong một ngôi nhà thông minh. Với hệ thống điều khiển này bạn chỉ cần ngồi tại chỗ mà vẫn có thể dễ dàng điều khiển hệ thống rèm rửa, cửa cuốn… thông qua một cái chạm tay. Đồng thời bạn cũng có thể thiết lập kịch bản cho rèm cửa như hạ xuống vào lúc 21h và mở lên vào lúc 6h sáng hôm sau. Hoặc điều khiển mở rèm bằng giọng nói với loa thông minh.
4. Các thương hiệu nhà thông minh phổ biến và ưu nhược điểm
Các thiết bị thông minh thường được phân loại theo kiểu kết nối (có 2 loại phổ thông): nhà thông minh mà các thiết bị giao tiếp qua sóng Wifi và nhà thông minh các thiết bị giao tiếp qua sóng Zigbee. Các thương hiệu dưới đây đều có thiết bị dùng 2 loại sóng này nhưng chúng tôi khuyên bạn nên mua thiết bị Zigbee vì nó ổn định và nhanh hơn nhiều lần sóng Wifi (tất nhiên Zigbee nó vẫn kết nối vào hệ thống WIfi nên không cần phải chuyển đổi hệ thống mạng hiện tại của nhà bạn).
Các thiết bị thông minh thường được phân loại theo kiểu kết nối (có 2 loại phổ thông): nhà thông minh mà các thiết bị giao tiếp qua sóng Wifi và nhà thông minh các thiết bị giao tiếp qua sóng Zigbee. Các thương hiệu dưới đây đều có thiết bị dùng 2 loại sóng này nhưng chúng tôi khuyên bạn nên mua thiết bị Zigbee vì nó ổn định và nhanh hơn nhiều lần sóng Wifi (tất nhiên Zigbee nó vẫn kết nối vào hệ thống WIfi nên không cần phải chuyển đổi hệ thống mạng hiện tại của nhà bạn).
HỆ SINH THÁI TUYA:
Nó không phải là một thương hiệu (có thể hiểu nó là 1 cái app cho nhiều thương hiệu kết nối các thiết bị của họ vào đây, cái app đấy tên Smart Life),có rất nhiều công ty sản xuất phần cứng kết nối được vào hệ sinh thái này
Ưu điểm: giá thành rẻ, nói chung là rất rẻ một công tắc thông minh tầm từ 350k đến 800k tùy nhà sản xuất và tùy vào dạng kết nối. Ưu điểm thứ 2 vì là hệ thống mở cho nhiều nhà sản xuất nên hệ sinh thái đa dạng, nghĩa là có đèn thông minh, có robot hút bụi thông minh, có khóa cửa thông minh… và nhiều thứ khác thông minh.
Nhược điểm: cũng chí vì nhiều nhà sản xuất mà chủ yếu là ODM (thiết kế xong đặt bên khác gia công thường là Trung Quốc). Nên chất lượng tùy nhà cung cấp không đồng đều, nền tàng TUYA là của Trung Quốc nên ai theo thuyết âm mưu sẽ ái ngại về thông tin cá nhân.
NHÀ THÔNG MINHh XIAOMI – AQARA
Xiaomi thì khá nổi tiếng rồi, nó là công ty công nghệ nội địa Trung Quốc với rất nhiều sản phẩm công nghệ giá thành rẻ chất lượng tốt.
Ưu điểm: Giá thành rẻ so với chất lượng, hệ sinh thái thiết bị cũng rất đa dạng phong phú (nhiều đồ chơi) một công tắc có giá từ 400k đến 800k, tất nhiên hệ sinh thái cũng rất rộng (nhiều đồ để chơi)
Nhược điểm: vẫn là thương hiệu Trung Quốc, công ty này cũng ODM thôi nhưng được cái nó có yêu cầu về chất lượng và nó chỉ tương thích với các thiết bị của XIAOMI (vẫn kết nối được với các nền tảng Google, ALexa… nha)
NHÀ THÔNG MINH LUMI
Lumi là thương hiệu của Việt Nam gần đây quảng cáo nhiều trên tivi.
Ưu điểm: Chất lượng tốt bền có thẩm mỹ phù hợp với người Việt, app dễ sử dụng và là sảm phẩm của người Việt
Nhược điểm: giá thành cao hơn hẳn (công tắc thường từ 1,6tr đến 1,8tr/1 công tắc, các thiết bị khác có rẻ cũng gần triệu một cái), hệ sinh thái còn ít loanh quanh ở nhà tự động hóa (công tắc, cảm biến, camera)
NHÀ THÔNG MINH BKAV
BKAV nhiều người biết với công ty an ninh mạng hàng đầu Việt Nam, BKAV cũng phát triển nhà thông minh khá sớm tại Việt Nam
Ưu điểm: Chất lượng và độ bền cao có thẩm mỹ phù hợp với người Việt, app dễ sử dụng và là sảm phẩm của người Việt phát triển bởi công ty an ninh mạng nên đáng tin cậy.
Nhược điểm: giá thành cao (thiết bị tính tiền triệu chứ không có tiền trăm), hệ sinh thái còn ít (công tắc, cảm biến, camera, màn hình thông minh, gương thông minh,)
NHÀ THÔNG MINH VSMART
Nhà thông minh được phát triển bởi công ty con của tập đoàn VINGROUP.
Ưu điểm: mình cho rằng chất lượng, độ bền và dịch vụ chắc sẽ ok thôi không cần suy nghĩ, và chắc chắn có ưu điểm là thương hiệu Việt của ông lớn đang đầu tư nhiều vào công nghệ nên có tương lai.
Nhược điểm: giá thành cao (thiết bị tính tiền triệu chứ không có tiền trăm), hệ sinh thái cũng còn ít lắm, quan điểm cá nhân của mình thì thiết kế của các thiết bị còn xấu.
CÁC THƯƠNG HIỆU NHÀ THÔNG MINH ĐẾN TỪ ÂU CHÂU
Có nhiều thương hiệu mình mới chỉ được trải nghiệm qua nhà khách hàng lắp đặt
Ưu điểm: mình cho rằng chất lượng, độ bền thẩm mỹ thì khỏi nói nhìn nó đắt tiền lắm
Nhược điểm: giá thành cao (hệ thống nhà thông minh trọn vẹn thường phải vài trăm triệu đến tỷ đồng), hệ sinh thái cũng khiêm tốn, một vài hãng giao diện tiếng ánh không thân thiện lắm.
5. SỰ KHÁC NHAU GIỮA HỆ THỐNG ĐIỆN TRUYỀN THỐNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN THÔNG MINH
Ở đây chỉ chia sẻ về những điểm khác nhau để bạn hiểu hơn:
– Nhà thông minh không cần lắp đặt công tắc đảo chiều vì các công tắc có thể kết nối với nhau qua không giây (nghĩa là công tắc tầng 3 có thể điều khiển được công tắc ở tầng 1, hoặc bật tắt qua điện thoại, hoặc bật tắt nhờ cảm biến, hoặc bật tắt khi đặt điều kiện)
– Bảng công tắc có thể gom về một vị trí hoặc di chuyển đến vị trí tùy thích không quan trọng phải thấy hoặc thuận tiện (ví dụ công tắc cầu thang nhà mình đặt ở tầng 1 tầng 2 mình không lắp, mình gắn thêm một cảm biến khi có người đến cầu thang vào buổi tối đèn sẽ tự bật, khi đi xong sau 2p nó sẽ tự tắt). Nếu đỉnh có thể làm cả cái nhà không thấy cái công tắc nào luôn :).
– Công tắc điều khiển điện thông minh cần phải có thêm dây nguội mới hoạt động (đa số thôi, một số hãng không cần dây nguội luôn)
– Nói chung thiết kế hệ thống điện thông minh sẽ khác hẳn với thiết kế hệ thống điện truyền thống mặt sau công tắc thông minh 4 nút điều khiển 4 thiết bị.
6. VẬY NHÀ TRUYỀN THỐNG CHUYỂN QUA NHÀ THÔNG MINH CÓ DỄ KHÔNG?
Nếu nhà hiện trạng muốn nâng lên thành nhà thông minh thì cơ bản là dễ chuyển đổi, vì chỉ cần kéo thêm 1 dây nguội lên công tắc là có thể lắp đặt công tắc thông minh, tuy nhiên bạn sẽ phải mua nhiều thiết bị hơn so với việc thiết kế nhà thông minh ngay từ đầu, thường là gần gấp đôi số thiết bị.
7. CÁCH NHÀ THÔNG MINH HOẠT ĐỘNG
Một ngôi nhà thông minh thông thường phải có những thiết bị cơ bản sau:
– Bộ trung tâm (có thể cần nhiều hơn 1 bộ nhưng da số là chỉ cần 1 bộ) bộ này giúp kết nối tất cả các thiết bị khác với nhau và kết nối nhà với sever để nhận lệnh điều khiển từ điện thoại hoặc các thiết bị khác.
– Thiết bị thứ 2 cần thiết là công tắc thông minh(số lượng thì tùy nhu cầu). công tắc bây giờ đảm nhiệm thu tín hiệu từ bộ trung tâm, sau đó phát lại cho các thiết bị gần hơn, nghĩa là nó cũng là thiết bị trung gian bắc cầu thu nhận sóng từ bộ trung tâm.
– Hệ thống an ninh: cảm biến chuyển động, hàng rào điện tử, cảm biến cửa, camera, chuông báo động xây dựng nên hệ thống an ninh báo động khi có người đột nhập, trèo rào. Hú báo động, nhắn tin và điện thoại về số cài đặt. Thông báo trên ứng dụng.
– Công tắc cửa cuốn: cửa cuốn sẽ được đóng mở bằng điện thoại ở mọi nơi, remote, hoặc giọng nói.
– Khóa thông minh: khóa mở bằng vân tay, thẻ từ, mã số, chìa cơ, và qua app điện thoại từ xa. Đảm bảo an ninh, thông báo khi có đột nhập.
– Công tắc cửa cuốn: cửa cuốn sẽ được đóng mở bằng điện thoại ở mọi nơi, remote, hoặc giọng nói.
– Khóa thông minh: khóa mở bằng vân tay, thẻ từ, mã số, chìa cơ, và qua app điện thoại từ xa. Đảm bảo an ninh, thông báo khi có đột nhập.
Một số thiết bị khác nhưng ít quan trọng hơn:
– Hệ thống tươi cây tự động: kết hợp với moto bơm và các dụng cụ cần thiết xây dựng nên hệ thông tươi cây tự động. tắt bật theo thời gian và theo độ ẩm, lượng mưa.
– Hệ thống an toàn: cảm biến khói báo cháy, cảm biến rung báo động khi có đột nhập, phá khóa.
– Rèm tự động: ra lệnh giọng nói, điều khiển trực tiếp bằng remote hoặc nút bấm để đóng mở rèm. Hoặc thiết lập thời gian đóng mở rèm tự động.
– Hệ thống an toàn: cảm biến khói báo cháy, cảm biến rung báo động khi có đột nhập, phá khóa.
– Rèm tự động: ra lệnh giọng nói, điều khiển trực tiếp bằng remote hoặc nút bấm để đóng mở rèm. Hoặc thiết lập thời gian đóng mở rèm tự động.
Và còn rất rất nhiều thiết bị thông minh khác có thể kết nối được vào hệ thống nhà thông minh: máy hút bụi, rô bốt hút bụi, quạt cây, đèn, loa, tủ lạnh, tivi, thiết bị đeo…
8. LỜI KHUYÊN:
Nhà thông minh sẽ là xu hướng trong những năm tiếp theo, hệ thống điện truyền thống sẽ dần bị thay thế bởi hệ thống nhà thông minh bởi giá thành rẻ, dễ sử dụng, các tiện nghi của smart home đem lại cho người sử dụng là rất nhiều. Hơn nữa nếu có kế hoạch thiết kế hệ thống điện cho nhà thông minh trước khi làm nhà thì chi phí sẽ không cao hơn hệ thống điện truyền thống là mấy mà ngôi nhà lại tiện nghi, công nghệ và tiết kiệm điện hơn hản.
Về việc lựa chọn thiết bị theo hãng thì dựa vào nhu cầu thực sự của từng gia chủ: ví dụ người trẻ giỏi công nghệ thích mày mò nên chọn TUYA và XIAOMI, người lớn hơn hoặc ít quan tâm đến công nghệ nên chọn những hệ thống như LUMI, người vừa lớn tuổi, không am hiểu về công nghệ lại dư giả về tài chính nên chọn những thương hiệu như BKAV VSMART, còn những gia đình ít quan tâm đến công nghệ thích sang trọng đảng cấp thì chọn các thương hiệu từ Châu Âu kết hợp với các thương hiệu của Việt hoặc dùng đa nền tảng.